Kiểm soát đường huyết trong giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết

Tác động của đái tháo đường lên từng bộ phận cơ thể (P1)

Vai trò của ăn chay trong điều trị đái tháo đường

Những tiến bộ trong điều trị đái tháo đường

Kiểm soát bệnh đái tháo đường với nguyên tắc STAR

Theo một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Annals of Epidemiology, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ bị tăng đường huyết. Thậm chí, chỉ một đêm không ngủ cũng có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin để điều chỉnh đường huyết của cơ thể.

Hầu hết người trưởng thành cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm, tuy nhiên. Hầu hết chúng ta đều không cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ. Dưới đây là 9 cách giúp bạn ngủ ngon hơn, từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn:

1. Không uống cà phê/rượu buổi chiều

Lượng caffeine có trong tách cà phê yêu thích của bạn có thể tác động đến thần kinh trong vòng 8 tiếng. Vì thế, nếu uống cà phê từ 2 – 3h chiều, bạn vẫn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc vào ban đêm.

Không chỉ cà phê, rượu cũng là một "hung thần" của giấc ngủ. Mặc dù nhấm nháp một vài ly rượu vang đỏ có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng ngay sau đó, nồng độ cồn trong máu bắt đầu giảm và trớ trêu thay, đó lại là tín hiệu khiến cơ thể thức dậy.

Ba đêm ngủ không yên giấc sẽ làm tăng 23% lượng đường tỏng máu, theo nghiên cứu được tiến hành tại Đại học y Chicago (Mỹ).

2. Không tập thể dục trước khi đi ngủ

Người mắc bệnh đái tháo đường thường được khuyến cáo tập thể dục để giảm cân, giảm đường huyết và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, tập thể dục không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Thực hiện các bài tập thể dục khiến thân nhiệt tăng trong nhiều giờ, dẫn đến khó ngủ. Đến khi cơ thể bắt đầu hạ nhiệt, não sẽ giải phóng melatonin – hormone gây buồn ngủ. Nên kết thúc việc tập thể dục 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ. Buổi chiều là khoảng thời gian tốt nhất để tập thể dục cho giấc ngủ thêm sâu.

3. Nói không với bữa ăn khuya

Nên kết thúc bữa tối ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi lên giường đi ngủ, đồ ăn nhẹ buổi tối chỉ nên giới hạn tối đa 200 calorie.

Một dạ dày chứa đầy thức ăn hoàn toàn không phù hợp để đi ngủ. Ngược lại, thiếu ngủ có thể khiến bạn… ăn nhiều hơn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ làm tăng mức ghrelin – hormone kích thích thèm ăn và giảm mức leptin – hormone tạo cảm giác no. Điều này làm tăng cảm giác ngon miệng và khiến bạn dễ dàng tăng cân.

4. Thư giãn trước khi đi ngủ

Lo lắng, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Hãy thư giãn bằng một vài động tác yoga, thiền, hít thở sâu hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Rũ bỏ hết những suy tư trong đầu sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn rất nhiều.

Nghe một bản nhạc dịu nhẹ cũng là một cách thư giãn tinh thần và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp cho giấc ngủ sâu hơn

Theo TS.BS Alon Avidan - chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Y David Geffen (Mỹ), trà hoa cúc có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn thuốc an thần benzodiazepine. Thói quen uống trà hoa cúc vừa giúp thư giãn tinh thần vừa giúp ngủ ngon.

Cách pha trà hoa cúc: Lấy 2 – 3 túi trà ngâm trong bình chứa nước nóng, sau đó đậy nắp lại để không làm mất đi lượng dầu có trong trà. Chờ 5 – 10 phút và thưởng thức.

Nếu những cách trên không thể giúp bạn ngủ ngon hơn, hãy đi khám bác sỹ để phát hiện chính xác nguyên nhân mất ngủ và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng: Có giấc ngủ ngon mới giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả!

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết